🛑🛑🛑KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG LÀ GÌ?
🔶 Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động khảo sát, kiểm tra, xác định chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, tính toán, đánh giá bằng chuyên môn về chất lượng công trình.
🔶 Mục tiêu kiểm định chất lượng công trình xây dựng:
🔶 Khi nào cần thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng?
🔹 Kiểm định công trình trong giai đoạn thi công:
▪️ Kiểm định chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm sử dụng trong quá trình thi công: trong thi công không phải bao giờ cũng chỉ sử dụng các loại vật liệu ở trạng thái rời ban đầu (cát, đá, xi măng, sắt thép, gạch đá, vữa,…) mà nhiều trường hợp phải sử dụng cấu kiện hay sản phẩm xây dựng đã dược gia công và chế tạo sẵn. Những dạng cấu kiện và sản phẩm có thể kể ra với nhiều chủng loại khác nhau. Ví dụ như cấu kiện: cọc móng, panel, tấm đan, cấu kiện cột, dầm,….và các chi tiết khác. 🔹 Kiểm định phục vụ công tác nghiệm thu:
▪️ Yêu cầu thực hiện việc kiểm định đối với những sản phẩm với những lý do xác đáng như phát hiện việc thực hiện không đầy đủ các bước theo quy định quan trọng trong công tác thi công tại hiện trường, sản phẩm thi công thiếu xác nhận đầy đủ của các đơn vị liên quan như tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát ở những khâu cần thiết, phát hiện sự không phù hợp giữa thí nghiệm vật liệu và cấu kiện so với yêu cầu thiết kế hoặc tiêu chuẩn áp dụng…Sau khi xem xét đối tượng nghiệm thu không phát hiện có vấn đề gì nghi ngờ về chất lượng, đồng thời mọi vật liệu và sản phẩm sử dụng trong thi công đều có kèm theo đầy đủ các chứng chỉ chất lượng hợp chuẩn, thì cho phép nghiệm thu, không cần tiến hành kiểm định lại. Trường hợp đối với nghiệm thu, mặc dù kèm theo có đầy đủ các văn bản và chứng chỉ chất lượng là đảm bảo, nhưng qua xem xét trực tiếp trên hiện trường, phát hiện tồn tại khuyết tật hay một số cấu kiện khác gây nghi ngờ về chất lượng bên trong. Khi đó cần tiến hành kiểm định làm rõ chất lượng bên trong để làm căn cứ nghiệm thu.
▪️ Đối với công trình có quy mô lớn hoặc có những kết cấu phức tạp, sử dụng vật liệu lần đầu mang tính chất thử nghiệm về nội dung thiết kế hay công nghệ sản xuất….Trong quá trình thi công, đã thực hiện đầy đủ các khâu kiểm tra, có đủ mọi văn bản kỹ thuật kèm theo. Trong trường hợp này việc kiểm định sẽ mang tính chất kiểm tra xác suất để một lần nữa khẳng định chất lượng trước khi quyết định nghiệm thu công trình hoặc quyết định thi công đại trà.
🔹 Kiểm định công trình xây dựng trong quá trình sử dụng:
▪️ Kiểm định chất lượng công trình đang sử dụng phục vụ bảo trì, cải tạo, sữa chữa hoặc nâng cấp công trình đòi hỏi nhiều đối với các tổ chức tư vấn chuyên về kiểm định.
▪️ Kiểm định phục vục công tác bảo trì công trình xây dựng: đối với bất cứ công trình sử dụng trong thời gian dài sử dụng và khai thác đều xuất hiện những biến động về hình dạng bên ngoài cũng như chất lượng bên trong, một số hiện tượng phong hóa như ăn mòn, rỉ, bong tróc….Tình trạng kéo dài hư hỏng sẽ thêm nặng nề, xuống cấp ngày càng mở rộng hơn.
🔹 Kiểm định phục vụ cải tạo, nâng cấp công trình:
▪️ Cải tạo theo thay đổi tiện nghi, điều kiện sử dụng: không phân biệt chủng loại công trình, trong quá trình khai thác, luôn xuất hiện yêu cầu thay đổi về tiện nghi và điều kiện sử dụng. Trong đó có thể kéo dài theo sự biến động về bố trí lại không gian, sắp xếp lại diện tích mặt bằng công trình, chuyển vị tải trọng sử dụng hoặc tăng giảm trí số tác dụng của chúng…Từ đó làm thay đổi sơ đồ làm việc cấu kiện hoặc bộ phận kết cấu chịu lực công trình. Yêu cầu khi đó nhằm mục tiêu đáp ứng những yêu cầu sử dụng mới, vừa làm cho công trình thẩm mỹ vẫn đảm bảo an toàn về mặt khả năng chịu lực. Cải tạo theo yêu cầu thay đổi nội dung, công năng sử dụng mới: là trường hợp công năng sử dụng có sự thay đổi mà theo thiết kế ban đầu hay công trình hiện tại không đáp ứng được. Mặc dù bản thân kết cấu công trình vẫn trong tình trạng làm việc bình thường. Ví dụ: cải tạo nhà làm việc thành nhà ở căn hộ – cần bổ sung các tường ngăn, đặt mới khu vệ sinh, bếp, hệ thống kỹ thuật cấp thoát nước,…; cải tạo nhà xưởng cho phù hợp với thay đổi mặt hàng, áp dụng công nghệ mới nhầm thỏa mãn sự sắp xếp lại dây chuyền công nghệ sản xuất, bố trí lại máy móc thiết bị,….
🔹 Kiểm định hiện trạng chất lượng phục vụ dỡ bỏ công trình:
▪️ Đây là trường hợp khá đặc biệt trong kiểm định là khi công trình đã quá niên hạn sử dụng, ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, không còn trong trạng thái sử dụng an toàn.
🔹 Kiểm định công trình khi có sự cố hoặc hư hỏng:
▪️ Khi công trình xảy ra sự cố hoặc hư hỏng, các công việc tìm nguyên nhân trực tiếp xảy ra sự cố chính là kiểm định chất lượng tại thời điểm công trình bắt đầu xảy ra sự cố. Các căn cứ để kiểm định chất lượng là các tài liệu quản lý vận hành, các tài liệu quan trắc, các khảo sát cần thiết, báo cáo thu thập hiện trường. Nhiều trường hợp xảy ra ở các công trình, các dữ liệu không đủ để phân tích nguyên nhân.
🔶 Nội dung thực hiện công tác Kiểm định chất lượng công trình xây dựng:
🔹 Kiểm tra và rà soát lại các hồ sơ có liên quan đến Kiểm định chất lượng công trình xây dựng:
▪️ Hồ sơ thiết kế bao gồm thuyết minh tính toán và bản vẽ thiết kế;
▪️ Bản vẽ thể hiện tình trạng thực tế của công trình sau khi xây, trong đó cho thấy kích thức trên thực tế so với kích thước bản thiết kế và những thay đổi của công trình so với thiết kế ban đầu bao gồm các hạng mục chi tiết giống như bản vẽ gốc;
▪️ Hồ sơ khảo sát địa chất công trình xây dựng;
▪️ Hồ sơ nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn và nghiệm thu bàn giao;
▪️ Rà soát nhật ký thi công công trình;
▪️ Các tài liệu khác có liên quan trong quá trình kiểm định chất lượng công trình.
▪️ Những thay đổi do công năng sử dụng khác được chủ đầu tư chấp thuận so với hồ sơ thiết kế ban đầu. Ảnh hưởng đến khả năng làm việc của kết cấu khi không đúng sơ đồ làm việc dẫn đến hư hỏng khi không đảm bảo khả năng chịu lực.
▪️ Trong quá trình sử dụng có những sữa chữa, khắc phục hư hỏng không đúng theo quy trình bảo trì đã ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
▪️ Với những công trình không sử dụng khai thác trong một thời gian dài, không còn các hồ sơ liên quan đến chất lượng, ta cần tiến hành thực hiện chi tiết việc kiểm tra ở các giai đoạn tiếp theo của kiểm định hiện trạng chất lượng công trình.
🔹 Việc khảo sát tổng thể hiện trạng công trình xây dựng cần trải qua các bước cơ bản như sau:
▪️ Kiểm tra độ thẳng các cấu kiện chịu lực công trình;
▪️ Khảo sát hư hỏng cấu kiện chính, tường bao che công trình: Vết nứt, thấm,…
▪️ Khảo sát chất lượng bên trong công trình;
▪️ Khảo sát nền và móng;
▪️ Khảo sát kết cấu phần thân tham gia chịu lực chính;
▪️ Tính toán kiểm tra lại hệ kết cấu công trình để tìm ra nguyên nhân và đánh giá tổng thể;
▪️ Kết luận về thực trạng công trình trên cơ sở và những dữ liệu thu được trong kết quả kiểm định và kiến nghị nhằm đảm bảo an toàn cho sử dụng.
🔶 Các giai đoạn thực hiện của công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng hiện nay:
🔹 Bước 1: Khảo sát công trình cần thực hiện việc kiểm định chất lượng công trình xây dựng.
▪️ Trong giai đoạn này đơn vị kiểm định thực hiện việc kiểm tra chất lượng các cấu kiện tại công trình bằng việc thực hiện các khảo sát, kiểm tra, thí nghiệm các đặc trưng của công trình xây dựng nhằm có cơ sở để đánh giá khi thực hiện bước 2;
▪️ Nắm sơ bộ về khả năng làm việc của kết cấu và mục đích kiểm định công trình để có cơ sở khảo sát công trình một cách hợp lý nhất;
▪️ Nghiên cứu đặc điểm, hiện trạng các công trình lân cận;
▪️ Quan sát, chụp ảnh hiện trạng của các kết cấu như: cửa đi, cầu thang, kết cấu mái, mặt ngoài nhà,…
▪️ Xác định sơ đồ tính kết cấu nhà, các kết cấu chịu lực chính và vị trí của từng loại cấu kiện trong trường hợp không có hoặc không đủ hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công, thì cần thì cần thực hiện khảo sát hiện trạng những kích thước cơ bản;
▪️ Cần xác định những vị trí hoặc vùng cần khảo sát chi tiết.
🔹 Bước 2: Khai thác các số liệu thu thập được và tiến hành xử lý.
▪️ Khi thực hiện hoàn thành phần công việc tại công trình xây dựng, sẽ chuyển qua bước tính toán, kiểm tra, phân tích và đối chiếu với hồ sơ thiết kế và các văn bản pháp luật quy định hiện hành. 🔹 Bước 3: Đánh giá chất lượng công trình, kết luận và đưa ra kiến nghị các phương án xử lý.
▪️ Đánh giá chất lượng công trình là mức độ phù hợp so với hồ sơ thiết kế của công trình đã được phê duyệt để thi công xây dựng và quy định của tiêu chuẩn liên quan;
▪️ Kết luận về khả năng làm việc của hiện trang kết cấu công trình khi đưa vào sử dụng trong thời gian tiếp theo và đánh giá mức độ nguy hiểm khi kết cấu không đảm bảo về yêu cầu an toàn;
▪️ Kiến nghị nhằm đưa ra những phương án xử lý những hư hỏng, khuyết tật tại hiện trạng công trình nhằm nhằm những sai xót đảm bảo an toàn về mặt chịu lực, hoàn thiện hơn về tính mỹ thuật của công trình.
🔶 Quy trình đánh giá an toàn kết cấu nhà ở và công trình công cộng
Quy trình đánh giá an toàn kết cấu nhà ở và công trình công cộng được ban hành kèm theo Quyết định số 681/QĐ-BXD ngày 12/07/2016 của Bộ xây dựng. Quá trình đánh giá một công trình phải được tiến hành theo 02 giai đoạn:
🔹 Giai đoạn 1:
Khảo sát, đánh giá sơ bộ: Khảo sát sơ bộ bằng phương pháp trực quan và chuyên gia, đưa ra các đánh giá dựa trên các dấu hiệu bên ngoài của kết cấu. Kết luận các bước khảo sát này là công trình có cần thiết phải khảo sát chi tiết (giai đoạn 2) hay không và nếu không thì hướng xử lý như thế nào. Sơ đồ và trình tự nội dung chủ yếu của giai đoạn 1 thể hiện ở hình dưới. Trong giai đoạn 1, cần tiến hành các công tác như sau:
▪️ Công tác chuẩn bị: thu thập các thông tin sơ bộ về đối tượng được khảo sát, các hồ sơ, tài liệu lưu trữ, các chủ thể liên quan đến công trình, các giải pháp kiến trúc, kết cấu, vật liệu,… nhằm xác định được các vị trí và khối lượng khảo sát trực quan đối với từng loại cấu kiện trong từng bộ phận công trình;
▪️ Công tác khảo sát hiện trường: bằng trực quan kết hợp phương pháp chuyên gia và sử dụng các dụng cụ đơn giản (thước đo, quả dọi, ni vô, búa,…) xác định và ghi chép các khuyết tật, sai lệch lớn nhất trên mỗi loại cấu kiện, để làm cơ sở đánh giá mức độ nguy hiểm của từng loại kết cấu công trình; ▪️ Phân tích và đánh giá: từ kết quả khảo sát hiện trường, phân loại nguy hiểm từng loại công trình được chia thành 5 loại. Các dấu hiệu khuyết tật, hư hỏng sử dụng để phân loại nguy hiểm được thể hiện trong quy trình cụ thể.
▪️ Từ kết quả phân loại nguy hiểm của nhóm cấu kiện, dùng công thức trong quy trình, tính toán xác định được mức độ nguy hiểm tổng thể của công trình, từ đó xác định được tình trạng kỹ thuật của công trình. Quy trình bao gồm 03 mức với hướng xử lý tiếp theo như sau:
không có khuyết tật, hư hỏng hoặc có những vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng, các giá trị biến dạng (độ võng, bề rộng vết nứt) có thể vượt quá giới hạn nhưng vẫn đảm bảo sử dụng bình thường, song cần có biện pháp chống ăn mòn và sữ chữa các khuyết tật, hư hỏng nhỏ;
Chưa đáp ứng được các yêu cầu sử dụng, tồn tại khuyết tật, hư hỏng làm giảm khả năng chịu lực ảnh hưởng đến khả năng khai thác cần khai thác khảo sát chi tiết, việc đánh giá, đánh giá chi tiết được đưa vào kế hoạch,
Tình trạng nguy hiểm, tồn tại khuyết tật, hư hỏng có thể dẫn đến phá hủy kết cấu, đưa vào diện ưu tiên khảo sát, đánh giá chi tiết ngay, cần có biện pháp khoanh vùng nguy hiểm.
▪️ Công tác khảo sát hiện trường: bằng trực quan kết hợp với chuyên gia và sử dụng các dụng cụ đơn giản xác định và ghi chép các khuyết tật, sai lệch lớn nhất trong mỗi loại cấu kiện, để làm cơ sở đánh giá mức độ nguy hiểm cho từng loại cấu kiện trên công trình;
▪️ Lập báo cáo khảo sát, đánh giá sơ bộ: Các nội dung của báo cáo bao gồm các nội dung chính như: Chủ đầu tư, địa điểm xây dựng, năm xây dựng, vật liệu sử dụng chính, bản vẽ hiện trạng các khuyết tật, hư hỏng, kết quả đánh giá nhanh, xếp loại tình trạng kỹ thuật, kiến nghị hướng sử dụng tiếp theo.
🔹 Giai đoạn 2: Khảo sát, đánh gia chi tiết: khảo sát chi tiết bằng các dụng cụ thiết bị chuyên dùng, thí nghiệm, tính toán và đánh giá mức độ an toàn của kết cấu nhà và công trình. Từ đó đề xuất các phương án xử lý tiếp theo, tiếp tục sử dụng, sửa chữa, cải tạo, gia cường hoặc có biện pháp can thiệp khác. Đối với công trình được đánh giá mức 2 và mức 3 ở giai đoạn 1, ở giai đoạn 2 cần tiến hành các công tác sau:
▪️ Lập đề cương và xác định toàn bộ khối lượng khảo sát chi tiết: trên cơ sở các thông tin đã tìm hiểu và thu thập được trong giai đoạn 1, tiến hành hành lập đề cương khảo sát chi tiết. Nội dung của đề cương cần chỉ rõ: mục đích, nhiệm vụ khảo sát, khối lượng khảo sát, các thiết bị để khảo sát, danh mục tính toán cần kiểm tra cần thiết, danh mục nhân sự tham gia khảo sát, các biện pháp đảm bảo an toàn khi thực hiện, tiến độ và dự toán khảo sát dự kiến; ▪️ Công tác khảo sát và kiểm tra hiện trường: cần xác định trục định vị công trình, các kích thước theo phương ngang và phương đứng của công trình; nhịp và bước của các kết cấu chịu lực; các thông số hình học chính của các kết cấu chịu lực; kích thước thực tế tiết diện tính toán của kết cấu và cấu kiện; hình dạng và kích thước nút liên kết các cấu kiện và phần gối tựa; độ thẳng đứng và độ lệch trục của cấu kiện gối tựa, mối nối, các vị trí thay đổi tiết diện, độ võng, độ uốn cong, độ sai lệch so với trục thẳng đứng, độ nghiêng, độ phình, độ chuyển dịch và độ trượt của kết cấu; vị trí, số lượng và loại cốt thép, các dấu hiệu ăn mòn cốt thép và các chi tiết lắp đặt sẵn, cũng như tình trạng lớp bê tông bảo vệ (trong kết cấu bê tông cốt thép), hình dạng và chiều rộng vết nứt (trong kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu gạch đá), độ thẳng đứng của các thanh chịu nén, tình trạng các bản nối, tình trạng của tiết diện thay đổi đột ngột, tình trạng ăn mòn của các cấu kiện, liên kết, chiều dài thực tế, chiều cao và chất lượng các mối hàn, vị trí, số lượng và đường kính bu lông, đinh tán;…(trong kết cấu thép); ▪️ Công tác lấy mẫu và xác định các đặc trưng vật liệu: các đặc trưng vật liệu được xác định thông qua thí nghiệm hiện trường và trong phòng theo nhiệm vụ, đề cương, mục đích khảo sát, đánh giá và các điều kiện thực tế tại công trường. Công tác lấy mẫu, thí nghiệm có thể được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau, theo các tiêu chuẩn liên quan phù hợp theo quy định hiện hành. Khi lấy mẫu phải đảm bảo an toàn của cấu kiện đó, trong trường hợp cần thiết, như vậy phải được gia cường hoặc có biện pháp chống đỡ thay thế; ▪️ Công tác xác định tải trọng thực tế: các tải trọng thực tế cần xác định theo thực tế khảo sát bao gồm: trọng lượng bản thân của kết cấu kiện chịu lực và không chịu lực, trọng lượng sàn, tường ngăn, tường trong tựa lên kết cấu chịu lực, trọng lượng các thiết bị cố định, trọng lượng các vật liệu chất kho, hoạt tải sử dụng, hoạt tải gió;
▪️ Công tác tính toán kiểm tra: việc tính toán kiểm tra và xác định nội lực trong các cấu kiện trong điều kiện sử dụng với các thông số đã xác định được trong các bước trên đây có thể tiến hành trên máy tính và các phần mềm chuyên dụng, phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành. Việc so sánh các đại lượng nội lực và khả năng chịu lực có thể xác định được cấu kiện nào là nguy hiểm theo TCVN 9381-2012;
▪️ Đánh giá tình trạng kỹ thuật: sử dụng phương pháp đánh giá theo TCVN 9381-2012, cũng có thể thêm quy định của các tiêu chuẩn, chỉ dẫn tương đương của nước ngoài nếu cần thiết. Phân cấp đánh giá mức độ an toàn của nhà và các hướng xử lý tiếp được chia thành 04 cấp:
(A): khả năng chịu lực của kết cấu có thể thỏa mãn yêu cầu sử dụng bình thường, chưa có nguy hiểm, kết cấu nhà an toàn, tiếp tục sử dụng bình thường, sửa chữa hư hỏng nhỏ;
(B): Khả năng chịu lực của kết cấu cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng bình thường, cá biệt có cấu kiện ở trạng nguy hiểm, nhưng không ảnh hưởng đến cấu kiện chịu lực, công trình đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường, tiếp tục sử dụng bình thường, sửa chữa các cấu kiện nguy hiểm và các hư hỏng nhỏ;
(C): khả năng chịu lực của một bộ phận kết cấu không đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, xuất hiện tình trang nguy hiểm cục bộ, sửa chữa, gia cường các cấu kiện nguy hiểm và các hư hỏng trước khi sử dụng tiếp theo;
(D): khả năng chịu lực của kết cấu chịu lực không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, sơ tán, cảnh báo nguy hiểm, có biện pháp chống đỡ kịp thời, tiến hành di dân, phá dỡ hoặc có biện pháp sửa chữa, gia cường phù hợp các cấu kiện nguy hiểm và các hư hỏng trước khi sử dụng tiếp theo;
▪️ Báo cáo kết quả đánh giá an toàn chịu lực: dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá, tiến hành lập báo cáo về tình trạng kỹ thuật của kết cấu nhà hoặc công trình. Trong báo cáo khảo sát phải đưa ra: các mặt bằng, mặt cắt, danh mục khuyết tật và hư hỏng hoặc sơ đồ khuyết tật và hư hỏng kèm các hình ảnh đặc trưng chụp được, các sơ đồ vết nứt trong kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu gạch đá; giá trị các dấu hiệu cần kiểm tra được nêu trong đề cương khảo sát; kết quả tính toán kiểm tra đã được dự tính trong đề cương khảo sát; đánh giá tình trạng kết cấu và đề xuất hướng xử lý tiếp theo.